CÂU KÉO KÍ SỰ 6: THÀNH ĐƯỢC HAI NGÀY" KHÁNG CHIẾN".

Hai ngày thứ bảy và Chúa Nhật, ăn nằm ở dề tại hồ câu Thành Được
Ngày đầu tiên chẳng mang đồ nghề gì hết ngoài cái cần câu rút "Hồ Cẩm Đào". Hôm nay cá ăn như "chó"! thấy ông kế bên ngồi hơn tiếng mà giật gần 3 con Mè tổ bố!!

Photobucket

Thấy mà phát ham!! cần câu của tui chỉ để đó cho vui thôi chứ gặp con Tra hơn 2kg ăn chắc gãy à! vậy mà có lần cũng bị cá kéo văng xuống hồ phải nhờ mấy "đồng nghiệp" quăng dây kéo cần vào.

Ngày hôm sau lại đến câu lần nữa, nhưng hôm nay cá có vẻ chậm ăn hơn, mới bước vào hồ thì nghe la ó um sùm, hình như có người câu cá to.
Có người câu được con Tra khoảng 5kg,
Photobucket

Nghe noí là cá này không được nhận vì lưỡi sốc bụng chứ cá không ăn. Ngồi đến chiều cũng được con Mè và suýt được cá Tra to do bị đứt dây câu..cu Thịnh chắc tiếc nuối lắm!!

Vài hình ảnh gởi đến bạn :


Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket


Photobucket
Nơi câu

Hình ảnh câu cá:Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket

Photobucket

Photobucket


Photobucket

Photobucket
Chết mày chưa!!!

Photobucket
Hết chạy..

Photobucket

Photobucket
Chính hiệu "Mè Đầu Bò"


Tạm biết nhé!! hẹn kì sau....Photobucket

Tiếng vĩ cầm dang dở

pictureNhư thường lệ, sáng nay, ông già lại chơi đàn. Sau chén trà buổi sáng, ông đến vách nhà lấy cây đàn treo trên giá xuống, lấy nó ra khỏi hộp đàn bằng nhung màu đỏ đã lỗ chỗ sờn rách. Có vẻ như đêm qua con chuột mẹ trên nóc nhà lại đến gặm một ít vải nhung đem về làm cái tổ đang dang dở của nó


Ông đặt đàn lên vai và chơi một bản vĩ cầm độc tấu. Giai điệu buồn bã, ma mị. Gã đạp xe xích lô chạy ngang nhà nhìn ông qua ô cửa sổ chậc lưỡi than vãn bâng quơ. Ông già ơi! Đừng chơi những bản nhạc não nề như vậy nữa. Sáng nào ông cũng toàn chơi những âm thanh nghe rầu đến thúi ruột, tụi tui không còn tâm trạng để làm việc nữa. Vợ con chắc có nước chết đói. Ông già cười cười, xen lẫn cơn ho. Bản nhạc đột ngột phải dừng lại. Thi thoảng, bản nhạc ông chơi phải dừng lại vì những lý do hết sức vô duyên như vậy. Chẳng trách họ được. Họ cần âm thanh gì đó vui tươi khỏa lấp đi cuộc sống đói khổ, buồn bực và tủi hờn của mình. Còn những âm thanh ông sắp xếp vừa đơn độc vừa khiến người ta thấy cô đơn khôn tả.

Ông dừng đàn, nhấm thêm một tách trà gừng. Ông không thấy buồn khi người ta cắt ngang mạch cảm xúc. Những người đó không phải là đối tượng nghe nhạc của ông. Ông không cần họ. Ông ngân lên những khúc đàn như vậy, nghe họ nhắc nhở, chỉ để biết rằng ông vẫn còn đang tồn tại quanh họ, trong cuộc sống này, ở cạnh nhiều người. Dù sao, khi đang sống, biết mình sống và kiểm soát được mình vẫn là điều tốt.
Vị gừng cay nồng phả vào mũi khiến ông tỉnh táo hơn giữa buổi sáng mùa đông rét buốt như thế này. Đêm qua, ông không chợp mắt được chút nào. Cơn lạnh nhức nhối từ trong xương lan ra đến bên ngoài. Có lẽ ông đã già thật rồi. Không còn chịu nổi cái lạnh này nữa. Mùa đông trước, ông và gã bạn già vẫn thường ngồi trước công viên, chơi những khúc đàn song tấu với nhau. Chơi cho đến đêm, khi sương xuống, rủ lên vai ướt lạnh. Người qua đường ném vào chiếc mũ những đồng xu leng keng. Gã bạn bảo, đó là những đồng xu lấp lánh được ban tặng bởi lòng yêu nhạc hoặc lòng thương hại hai lão già khốn khổ. Ông bảo, ông sẽ nhận những đồng xu được ban phát bằng lòng yêu âm nhạc, không phải là những đồng xu thương hại. Gã bạn bảo, những đồng xu đã lẫn vào nhau, không thể nào phân biệt tách bạch được. Ông phẩy tay, vậy ta không lấy bất cứ đồng xu nào. Hình như ông nghe gã bạn khóc. Gã rấm rứt, tủi thân, vì thế âm thanh trở nên lạc điệu.

Bây giờ, ông không ra đường được nữa, không còn có thể ngồi trên ghế đá và kéo đàn. Gã bạn già đã yên nghỉ dưới nấm mồ vô danh nào đó, ông không sao biết được. Sự gắn kết giữa ông và gã chỉ bằng tiếng đàn. Khi không còn làm công việc gắn kết những âm thanh, không ai còn biết về nhau nữa. Thi thoảng, ông tự hỏi về âm thanh của những đồng xu leng keng ấy, liệu có theo gã không. Dù gì, với người nghệ sĩ chơi đàn, mang theo những âm thanh nào đó cũng tốt hơn là chết một cách rỗng tênh.

Một thời gian dài, ông không hề đụng đến đàn. Ông không còn biết chơi cho ai nghe nữa. Con mèo già thường trốn trong đống chăn mền lùng bùng ngao ngao, lừ đừ dụi người vào chân ông càng làm âm thanh phát ra từ cây đàn buồn tẻ, mệt nhọc hơn. Ông biết mình nên dừng việc này lại. Ông rũ mạnh đám lông mèo bám trên mền. Nó làm cơn ho lụ khụ của ông bắt đầu và kéo dài hơn. Con mèo đã già rồi. Nó quẩn quanh chân ông cả ngày, nằm liu thiu nhìn ông uống trà, hơi nghiêng tai nghe tiếng chuột kêu và cụp đuôi ngủ khi thấy bữa trà của ông quá lâu. Nhưng nếu không nấn ná với những việc nhàm chán đó, ông biết làm gì?

***
Ông đã không chơi đàn một thời gian, cho đến khi con bé đến.

Con bé mê mẩn với tiếng đàn buồn bã, ma mị dù nó chẳng biết ông đang chơi bài gì và như thế nào là những nốt nhạc. Không cần thiết lắm về những điều đó. Nó là người bạn duy nhất của ông. Mỗi khi nghe ông chơi đàn tim nó run bằn bặt, nghẹn lại, xót xa, khấp khởi vui mừng. Nó gọi ông là nghệ sĩ già, biết sắp đặt âm thanh. Sự sắp đặt đầy tuyệt diệu, làm mê mẩn.

Ông đặt cây vĩ cầm lên vai. Ông đã nghe thấy tiếng chân con bé. Sẽ nhanh chóng thôi, nó có mặt ở đây. Con bé đang chạy sầm sập từ bên mé bờ kênh bên kia chạy sang. Không hiểu sao nhưng ông nghe trong tiếng chân nó nỗi niềm hoang hoải lo sợ.

Con bé con chất gạch thành đống cao cạnh cửa sổ. (Rất ngớ ngẩn là ngày nào nó cũng chất gạch thành đống cao rồi xô đổ đống gạch đó đi, hôm sau lại bắt đầu xếp tiếp. Lặp đi lặp lại như thế. Dường như nó muốn có việc gì đó để làm, gọi là điều kiện để được nghe nhạc, như người ta xếp hàng dài trước cửa rạp chờ mua vé xem một danh cầm nào đó đang chơi nhạc).

Nó đứng trên đống gạch xếp vuông vức ấy, thò đầu vào cửa sổ căn gác của ông. Lần đầu tiên gặp, nó thò đôi mắt trong veo vào, chăm chăm nhìn cây đàn treo trên vách nằn nì ông chơi vĩ cầm cho nó nghe. Sau này, bao giờ nó cũng bảo ông chơi đúng ba bản nó đã nghe ông chơi lần đầu và chỉ lặp đi lặp lại ba bản ấy khiến đôi khi ông cảm thấy âm nhạc, cuộc sống của mình và nó đang trì đọng đi. Song ông vẫn chơi theo lời yêu cầu của nó. Khi ông chơi xong nó vỗ tay khen tấm tắc. Nó hỏi, ông ơi, ông ở đâu tới đây? Ông chơi đàn lâu chưa? Nó hỏi đi hỏi lại câu ấy. Và ông cũng trả lời không biết bao nhiêu lần cùng một câu trả lời. Ta từ miền xa xôi tới đây, nơi ấy có núi rừng, có biển cả, có mọi thanh âm tươi đẹp nhất. Đó là thiên đường. Ta chơi đàn cả cuộc đời ta, cháu ạ! Ông ơi! Mỗi khi nghe tiếng đàn, cháu lại thấy mình được đứng giữa cánh đồng cỏ bao la rộng lớn. Cháu mặc một bộ váy áo màu trắng, xinh đẹp như công chúa và cháu chơi đàn. Cháu chơi đàn giống như ông. Cháu chơi đàn cho tai cháu, lòng cháu nghe.

Ông dừng tay, treo đàn lên cái giá treo tường. Ông dỏng tai hỏi con bé con.

- Cháu bao nhiêu tuổi rồi?

- Cháu mười lăm tuổi.
- Tuổi mười lăm là tuổi của mơ mộng đấy cháu ạ! Rồi ngày nào đó, cháu sẽ thực hiện được.

- Cháu không biết nữa. Đêm nào cháu cũng nằm mơ. Khi tỉnh dậy, giấc mơ chẳng bao giờ thành hiện thực cả nên cháu không còn tin vào giấc mơ nữa.

Giọng con bé chùng xuống. Nó ngoáy móng tay trên tấm vách sột soạt.
- Nhà cháu ở phía đằng kia. Khi nào ông đến nhà cháu chơi nhé!
Con bé chỉ tay về mé bên kia bờ kênh. Nó hồn nhiên. Nó quên rằng ông già mù, dĩ nhiên là không thấy đường. Ông già cười. Khi nào ta thật khỏe, ta sẽ đến. Nó cũng cười. Rồi nó tụt xuống khỏi đống gạch, lại sầm sập chạy qua cây cầu ván nhỏ bắc qua bờ kênh.
***
Sáng nay, con bé không yêu cầu ông chơi đàn. Nó lắng nghe âm thanh lơ đãng, dường như chỉ mong chóng hết. Quả vậy, ông vừa ngưng tiếng đàn, nó đã hỏi ông.
- Ông ơi! Nếu mẹ cháu yêu ông, ông có yêu mẹ cháu không? Cháu có thể được ở với ông và mẹ cháu không? Cháu yêu hai người lắm.

Giọng con bé thành khẩn. Kèm trong đó là nỗi ước muốn rất lớn lao. Ông già biết, con bé không đùa.
- Thế cha cháu đâu? Cha cháu sẽ không để cho một lão già như ta đi yêu mẹ cháu đâu.
- Cháu không có cha!

Đôi mắt ông hấp háy khó nhọc.
- Nhưng mẹ cháu sẽ không yêu ông. Ông đã già rồi. Chúng ta không đùa như thế này nữa, cháu nhé!

Ông biết mình nên kết thúc câu chuyện ngay lúc này. Bởi tình yêu, hai tiếng đó, nó thường khơi gợi lại vết thương nhoi nhói trong ông.

- Mẹ cháu sẽ yêu ông. Mẹ cháu sẽ yêu tất cả đàn ông trên thế gian này. Chỉ cần ai có tiền là mẹ cháu sẽ yêu. Mẹ cháu là đĩ đấy ông ạ! Ông có tiền để yêu mẹ cháu không?
- Không! Ông là lão già nghèo kiết xác.
Ông ngạc nhiên, tại sao con bé lại nói như thế? Ai đã dạy cho nó những lời nói về mẹ mình như thế?

Một tuần sau buổi sáng con bé hỏi ông câu hỏi lạ lùng ấy, ông không thấy con bé quay lại. Ông chờ mãi, chờ mãi. Ông chờ con bé thò đầu vào ô cửa, ông sẽ chơi cho nó nghe bản nhạc cuối cùng của cuộc đời ông. Bản nhạc trọn vẹn và hay nhất. Bỗng dưng, một buổi sáng thức dậy, ông thấy mình đã già và quá đơn độc bởi những thanh âm, tựa hồ những con ve sầu cuối hạ, đã cạn kiệt sức lực cho bài ca râm ran. Ông muốn tặng con bé cây vĩ cầm, bảo nó rằng giấc mơ đôi khi có thật trong đời.

Ngày thứ tám, con bé lại thập thò bên cửa sổ. Mùi tóc khét nắng báo cho ông biết nó đã đến. Ông lấy cây đàn trên giá. Dây đàn đã cũ. Có lẽ sẽ đứt sau khi ông kết thúc bản nhạc. Ông hào hứng đàn. Chưa bao giờ nó thấy ông đàn hay như thế.
- Về mau! Hóa ra sáng nào mày cũng chạy biến đi là để đến đây đấy à? Về nhà sẽ biết tay tao.

Âm thanh chua lè, cáu bẳn phát ra từ giọng một người đàn bà.
Dây đàn đứt phựt bởi người chơi không đủ tịnh tâm để điều khiển nó. Bản nhạc cuối cùng đã không được chơi trọn vẹn. Ông nhướn đôi mắt mù lòa về phía cửa sổ. Tiếng bước chân đã xa dần. Không nghe tiếng con bé. Mẹ nó không ngừng nhiếc móc và hình như có cả véo tai, đánh vào người nó. Con bé chạy đi.

Con bé không còn đến nữa. Ông già lên cơn sốt li bì, không ăn uống mấy ngày liền. Ba ngày sau thì ông mất. Khi chôn ông ở rìa đất dành cho mấy người nghèo vô gia cư, người ta không nói với ông, con bé đó đã đi mãi rồi. Nó không có cha mẹ. Nó là trẻ lang thang lại bị bệnh tâm thần phân liệt, thích đóng hai vai. Khi thì đóng vai con, khi thì đóng vai mẹ. Đêm đêm, đi ngang qua khu để ống cống xi măng của mấy ông làm đường, người ta vẫn nghe nó khóc, rồi thấy chính nó giả làm mẹ nó, vừa dỗ dành nó vừa la mắng, hăm dọa hoặc phét vào mông nó. Hẳn nó thèm khát và nhớ mẹ.

Cây vĩ cầm, người ta đã hóa tro mang xuống cho ông. Dây đàn đứt rồi, liệu linh hồn ông có chơi trọn vẹn một bản nhạc?
Truyện ngắn của Nguyễn Thị Yến Linh

Mùa cá linh già

Gió bấc hiu hiu, nước lũ từ từ rút xuống. Đây là thời điểm hàng đàn cá linh già trên những cánh đồng ngập tràn nước lũ trước đó theo con nước vượt ra sông. Lúc này, người dân vùng sông nước miền Tây chỉ việc chuẩn bị các dụng cụ đón con nước để đánh bắt
Trời vẫn tối mịt, trong khi tôi còn nằm co ro trong chăn để tránh cái lạnh mùa gió bấc thì Tư Hưng đã hì hục vác chài xuống chiếc xuồng đậu dưới bến. Một lát sau, anh quay lên giục tôi cùng xuống xuồng đi đánh bắt cá linh.

Đánh bắt cá linh già mùa nước rút ở ĐBSCL


Tất bật cả ngày


Nhà Tư Hưng ở cầu số 2, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành - An Giang. Từ nhà anh đến nơi đánh bắt cá linh ở con kênh bên cầu số 4 xa khoảng 5 km. Chúng tôi bơi xuồng trong đêm.

Vừa đi, Tư Hưng vừa giải thích: “Nói là mùa cá linh già chứ thật ra còn có rất nhiều loại cá trắng khác nhưng cá linh vẫn chiếm nhiều nhất. Đầu mùa nước nổi, cá linh non vừa được sinh ra đã ùa lên đồng tìm thức ăn. Sau vài tháng, số cá này nhanh chóng trưởng thành. Cả tháng nay, nước lũ rút dần nên cá linh già cũng theo con nước ra sông. Người dân tụi tôi chỉ việc chuẩn bị dụng cụ đón con nước để đánh bắt”.


Chúng tôi đến cầu số 4 khi trời vẫn chưa sáng hẳn. Vậy mà trên con kênh rộng hơn 10 m đã có hàng đoàn ghe, xuồng tập trung đánh bắt cá linh. Hàng chục người luôn tay quăng chài và dùng đèn soi đeo trên đầu để bắt cá. Người nào cũng hào hứng, chuyện trò rôm rả.


Chọn một chỗ trống, Tư Hưng dừng xuồng, lấy chài ra quăng xuống nước. Thật không may, vì trời còn tối lờ mờ nên ngay cú quăng đầu tiên, chài của anh đã mắc vào một mô đất.

Tư Hưng nhờ tôi giữ hộ dây chài rồi cởi áo lặn xuống dòng nước lạnh ngắt. Chỉ một thoáng sau, anh đã nổi lên mặt nước, leo lên xuồng và phân trần: “Kênh hẹp lại có nhiều xuồng, ghe chài lưới nên mỗi người chỉ có một khoảng nhỏ mặt nước để đánh bắt. Cá linh già lại có thói quen đi gần bờ, cặp sát mé đất nên quăng chài dễ dính vào mô đất hay gốc cây lắm”.

Dứt lời, Tư Hưng bung chài tiếp. Lần này thì trót lọt, khi anh kéo chài lên khỏi mặt nước, tôi nhìn thấy một mớ cá linh lấp lóa quẫy tanh tách.


Mặt trời ló dạng, khung cảnh đánh bắt cá linh già càng trở nên rộn ràng, náo nhiệt. Ngay đầu kênh cầu số 4, người người thay nhau quăng chài. Trên con kênh lớn gần đó, một tốp người cũng đang lặn hụp dỡ chà bắt cá linh.

Cả trăm người tất bật, miệt mài trên sông nước nhưng tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới vẫn vang lên mỗi khi ai đó kéo được một chài đầy ắp cá linh. Khúc hòa tấu trên sông nước ấy mỗi lúc càng sôi động, kéo dài đến tận hoàng hôn.


Một mẻ lưới đầy ắp cá linh

Tấp nập xuồng ghe

Trong những ngày này, ở nhiều khu vực tại miệt An Giang, Đồng Tháp..., đi đến đâu, người ta cũng dễ dàng bắt gặp cảnh đánh bắt cá linh già hết sức nhộn nhịp của người dân vùng sông nước. Trên khắp các con kênh tiếp giáp với những cánh đồng ngập lũ trước đó, đâu đâu cũng tấp nập ghe xuồng đi chài, câu, cào, kéo lưới đánh bắt cá linh.


Sôi động hơn hẳn phải kể đến kênh Tha La và kênh Trà Sư ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên - An Giang. Hai nơi này có hai đập tràn để điều tiết, chủ động ứng phó với lũ hằng năm và năm nào cũng xả lũ tràn đồng. Kênh sâu, dòng chảy rộng đã mang theo một lượng cá dồi dào cho các cánh đồng.

Như một điểm đến của ngư dân khắp nơi, cứ tới mùa nước nổi là họ quy tụ về đây đánh bắt cá đến khi nước rút kiệt. Mỗi ngày có hơn 20 chiếc xuồng, ghe cào của dân chài tứ xứ tới đây đánh bắt cá linh.


Ông Lê Văn Đua, một dân chài ở xã Nhơn Hưng, cho biết dù xuồng ghe đông đúc vậy nhưng đánh bắt cá linh vẫn rất trúng. “Tùy theo người chài giỏi hay dở mà lượng cá bắt được nhiều hay ít. Mỗi chài của tôi ít nhất cũng bắt được gần 0,5 kg, nhiều thì hơn cả ký cá, chủ yếu là cá linh già” - ông Đua cho biết.


Theo ông Trần Thanh Ngọc, một dân chài ngụ tại xã Phú Vĩnh, huyện Tân Châu - An Giang, cá linh già trên đồng đổ ra sông rộ nhất vào thời điểm con nước kém. Ông Ngọc cho biết mỗi tháng có hai con nước kém vào ngày 10 và 25 âm lịch.

“Lúc này, không chỉ ban ngày, nhiều hộ dân còn chuẩn bị sẵn đèn điện kéo ra tới bờ kênh để đánh bắt cá linh sáng đêm khiến vùng sông nước nhộn nhịp như ngày hội” - ông Ngọc hào hứng.

Merry Christmast 2009

Christmas Pictures, Images and Photos
Once a again! I have a lonely Christmas.

This season aslo same last year! cool weather for this tropical country!

But I am feel cold! Thanks god for my living!
I wish I could came back to "last chrismast"
Merry Christmast for everybody!

CÂU CÁ CHÉP HỒ KỲ ANH

Do nơi cầu tàu tôi hay câu phải sửa lại, nên thứ bảy và chủ nhật tôi không còn đi câu nữa, nghe đâu hơn một tháng nữa mới xong.
Nằm ở nhà cũng chán, tôi sách cần đến hồ câu Kỳ Anh câu cá chép, trước đây tôi cũng thường câu nơi này.
Hồ câu Kỳ Anh tọa lạc tại khu Bình Quới Thanh Đa, gần khu du lịch ẩm thực Bình Quới 1 hay 2 gì đó không nhớ rõ!!
Hồ cũng không rộng lắm, ngay sát bờ song Sài Gòn, từ trong hồ có thể nhìn thấy cầu Gò Dưa bên kia sông.
Photobucket

Photobucket

Photobucket
Khách câu tại đây vắng hơn trước, lúc trước Chủ Nhật thường không có chổ câu.
Khi tôi đến gặp một vài người quen nên nhập nhóm câu và tán gẫu …hôm nay có câu thưởng, thường thì 3 giải 2 thùng bia và thùng nước ngọt để cần thủ đở chán
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Một vài hình ảnh câu cá
Photobucket
Lên cá…
Photobucket
Xúc cá….

Thêm nữa đây….
Photobucket
Photobucket

Photobucket
Photobucket
Ba câu cá, con đi cân lấy giải

Tản mạn mưa Sài Gòn

Sài Gòn đã vào mùa mưa được một thời gian. Năm nay mưa sơm hơn mấy năm trước. Ngồi nhìn mưa mà cảm xúc ở đâu bỗng tràn về...

Ai đó nói rằng Sài Gòn đỏng đảnh như một cô gái mới lớn quả chẳng sai. Mới sáng nắng chang chang. Đi ra ngoài đường là ai cũng trông như dân đạo Hồi. Vậy mà chiều lại là mưa xuống. Mà mưa to nữa nghen. Không biết nước ở đâu mà lắm thế! Làm ngập đường ngập sá. Đi lại cực ơi là cực!

Sài Gòn những lúc mưa buồn ơi là buồn. Ngồi nhà chỉ biết bật nhạc máy tính mà nghe. Chứ biết làm gì bây giờ. Đi chơi ư? Đâu phải như ở quê mà điên điên khùng khùng đi dạo mưa Sài Gòn! Ra đường ngập và kẹt xe chết!

Sài Gòn mưa chỉ có nhớ nhà. Nhớ bữa cơm gia đình ấm áp những ngày mưa. Nhớ đủ thứ món ăn nóng hổi ngon lành. Nhớ những ngày thơ ấu gấp thuyền thả trong những ngày mưa. Nhớ sao mà nhớ!

Sài Gòn mưa lại nhớ một người xa. Cũng có một lần hiếm hoi ta và người ấy đứng trú mưa bên hàng hiên. Nhớ cả câu nói của người ấy: "Vậy là em và anh đã có kỉ niệm trú mưa rồi!". Nhớ quán cà phê bên Hồ Con Rùa cả hai người ngồi trên cao mà nhìn dòng người qua lại hối hả vì cơn mưa sắp đến. Nhớ lắm!

saigon1.jpgSài Gòn mưa mà chạnh lòng nghĩ đến bao thân phận xa quê không được may mắn như mình. Là chị bán trái cây gồng mình đẩy xe trong gió. Là những em bán vé số chạy trong mưa với tập vé số ướt nhẹp. Là những người chở hàng loay hoay với mớ hàng quá cồng kềnh trong làn mưa.

Sài Gòn mưa mới thấy cái năng động, ồn ào, xô bồ thường thấy đi đâu mất, mà dành chỗ cho sự lắng đọng, sự vắng vẻ và một chút bình yên ở thành phố này.

Đi trên đường phố Sài Gòn những chiều mưa nhiều lần và có thời gian rảnh ta sẽ để ý những hàng me trên đường Pasteur hay Nguyễn Thị Minh Khai trông như những hàng mi long lanh đẫm ước của những cô gái đang khóc. Và nhận ra một Sài Gòn dễ thương và gần gũi làm sao!

Sài Gòn mưa. Đáng ghét mà cũng đáng yêu lắm!

Cây bút cuộc đời


saigon1.jpg

Giả sử có người tặng bạn một cây bút. Một cây bút màu còn phong kín....

CÂU CÁ KÝ SỰ 5: CÁ ĂN MÀ KHÔNG HAY!

Sáng nay thời tiết se se lạnh, trên chuyến phà qua sông gió lạnh thổi cảm giác thật sảng khoái...tôi lại đi câu cá

Photobucket



Cả buổi sáng thủy triều còn cao nên cá chậm ăn lắm, thời gian còn lại là kiên nhẫn.

Photobucket

Cũng may hôm nay trời mát lạnh không nắng gắt nên cũng đỡ khó chịu hơn mọi hôm....câu đến trưa chỉ được một con cá trê bằng cùm tay thôi.

Photobucket


Ăn cơm trưa xong ra thăm cần thì...thấy cá đã cắn câu từ lúc nào rồi....sau vài phút vật lộn với nó cuối cùng tôi cũng lôi nó được lên bờ.Thật may khi vừa lên cạn thì dây lưỡi câu đứt lìa, lưỡi câu thì còn dính vào miệng cá, kiểm tra thì là do cá mắc lưỡi lâu quá nên nó vùng vẫy, đuôi lưỡi câu cứa vào thẻo.

....thật là hên quá đi mà!!!!

Photobucket

Photobucket



Photobucket



Photobucket


Photobucket

Con cá này khá khỏe và nó lại ăn ngay cái cần nhỏ của tui nên "vật lộn" với nó hơi cực, nhưng không sao! cảm giác khá thú vị khi bắt được nó...
Vài tấm post thêm cho vui..








Photobucket



Photobucket


Và chắc cũng khá lâu nữa tui mới tiếp tục post Phóng sự câu kéo này vì cầu tàu chỗ tui câu phải sửa chữa nên không câu được, hẹn bạn dịp gần nhất nhé...chúc vui!!!Photobucket

SÀI GÒN TRỞ LẠNH



Mấy hôm nay, Sài Gòn trở lạnh, sáng sớm mọi người hối hả hòa vào dòng người tất bật như mọi hôm, nhưng có điều khác biệt là tất cả gương mặt mọi người có vẻ không cau có như mọi hôm mà đón nhận một hơi lạnh se se dể chịu khác với cái nóng bức khó chịu hàng ngày! tôi cũng vậy!

Thật hiếm hoi khi Sài Gòn đón nhận những đợt không khí lạnh như vậy, nghe đâu đó Sapa thì đông đá, Hà Nội thì rét đậm.......ui.....ù ù, chỉ có Sài Gòn...những đợt gió se lạnh làm cảm giác lâng lâng....khi ra đường tôi cứ ước phải chi.. Sài Gòn mọi ngày như hôm nay nhỉ! .chợt nhớ...Giáng Sinh sắp đến rồi!....

Bỗng dưng thấy lạnh , thèm lòng heo và rượu trắng ...hu..hu!!!